CÁC CÁCH GIẢM MỠ MÁU KHÔNG CẦN DÙNG THUỐC

Chất béo cùng với protein (chất đạm) và carbohydrate (chất đường bột) là ba thành phần chính của các tế bào sống. Cholesterol và triglycerid là chất béo trong cơ thể đóng vai trò cung cấp năng lượng.
CÁC CÁCH GIẢM MỠ MÁU KHÔNG CẦN DÙNG THUỐC

Nội dung

    CÁC CÁCH GIẢM MỠ MÁU KHÔNG CẦN DÙNG THUỐC 


    Rối loạn mỡ máu là gì? 


    Chất béo cùng với protein (chất đạm) và carbohydrate (chất đường bột) là ba thành phần chính của các tế bào sống. Cholesterol và triglycerid là chất béo trong cơ thể đóng vai trò cung cấp năng lượng.

    Rối loạn mỡ máu (RLLM) là tình trạng nồng độ chất béo trong máu quá cao hay quá thấp. Những loại rối loạn mỡ máu phổ biến nhất bao gồm:

    • Tăng nồng độ lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL–cholesterol hay cholesterol xấu).

    • Giảm nồng độ lipoprotein tỷ trọng cao (HDL–cholesterol hay cholesterol tốt).

    • Tăng nồng độ triglyceride.

    Nguyên nhân dẫn đến rối loạn mỡ máu? 

    Bệnh nhân mắc bệnh lý này có nồng độ cholesterol và triglycerid trong máu cao, do nhiều nguyên nhân gây ra như:

    Chế độ ăn uống có nhiều chất béo

    Chế độ ăn uống hàng ngày thu nạp quá nhiều chất béo trong khi cơ thể không sử dụng hết là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh. Các thực phẩm đứng đầu trong danh sách này như:

    • Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa: Thịt bò, thịt lớn, thịt bê, trứng, sữa,…

    • Thực phẩm chứa hàm lượng chất béo cao: Thực phẩm đóng hộp, thức ăn chứa bơ, dầu dừa, ca cao,…

    Do cơ thể béo phì

    Người bị béo phì có nguy cơ mắc bệnh máu nhiễm mỡ lớn do hàm lượng cholesterol xấu trong máu cao trong khi hàm lượng cholesterol trong máu thấp. Hơn nữa mỡ thừa tích tụ chủ yếu ở bụng và các cơ quan nội tạng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và hoạt động của cơ thể.

    Do lười vận động

    Lười vận động là thói quen xấu ở rất nhiều giới trẻ hiện nay, cũng là lý do khiến bệnh máu nhiễm mỡ xuất hiện ngày càng nhiều ở người trẻ. Ít vận động làm tăng lipoprotein xấu trong máu và giảm cholesterol tốt. Vì thế việc lười tập thể dục thể thao, thường xuyên ngồi, nằm một chỗ thì nguy cơ mắc bệnh rất cao.

    Do căng thẳng, stress kéo dài

    Tâm lý căng thẳng, áp lực kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng nhiễm mỡ ở máu. Chủ yếu do khi gặp phải tình trạng này, cơ thể có xu hướng ăn nhiều hơn, nhất là thực phẩm ngọt chứa nhiều đường hoặc đồ thịt chiên rán nhiều dầu mỡ.

    Những người áp lực, làm việc mệt mỏi cũng có xu hướng lười vận động hơn, có thói quen uống rượu bia, chất kích thích khiến nồng độ cholesterol xấu trong máu càng tăng cao.

    Vấn đề giới tính và tuổi tác

    Ở độ tuổi trước mãn kinh, từ 15 – 45 tuổi thì nữ giới thường có nồng độ mỡ máu thấp hơn so với nam giới. Tuy nhiên sau thời kỳ này, do hormone Estrogen suy giảm nên quá trình chuyển hóa chất béo gặp vấn đề, cholesterol xấu và triglycerid trong máu của nữ giới tăng cao, nguy cơ máu nhiễm mỡ và xơ vữa động mạch.

    Yếu tố di truyền

    Các nghiên cứu đã chứng minh, những người trong gia đình có bố mẹ, anh chị em hoặc ông bà bị máu nhiễm mỡ thì nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn.

    Do bệnh lý khác

    Người mắc bệnh lý rối loạn hoạt động tuyến giáp, tiểu đường,… cũng có nguy cơ mỡ trong máu tăng cao hơn người bình thường.

    5 cách giảm mỡ máu không cần dùng thuốc hiệu quả 

    Hạt yến mạch

    Hạt yến mạch được mệnh danh là “nữ hoàng ngũ cốc” với hàm lượng chất xơ cao; đầy đủ vitamin và không có cholesterol. Ngoài ra, trong ngũ cốc có chứa Beta Glucan – một chất xơ hòa tan. Chất này có tác dụng làm chậm quá trình hấp thụ cholesterol và carbohydrate. Đồng thời giúp cho máu trong cơ thể lưu thông được liền mạch. Mức năng lượng mà yến mạch cung cấp là khá cao (389 kcal/100 g). Người bị mỡ máu không nên sử dụng quá nhiều. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mức tiêu thụ 20 đến 35 gram chất xơ là phù hợp. Hoặc ít nhất 5 – 10 gram chất xơ hòa tan trong hạt yến mạch mỗi ngày.

    Hạt lạc (đậu phộng)

    Trong lạc chứa hàm lượng sterol thực vật là “kẻ thù” của cholesterol. Lạc giảm thiểu cholesterol dung nạp và không cho cơ thể hấp thụ. Mặc dù lạc chứa tới 48% chất béo nhưng đa phần là axit béo không bão hòa. Thực phẩm này giúp người có nguy cơ mắc bệnh tim và bệnh mạch vành giảm bớt cholesterol, sau đó phân giải thành chất thải bài tiết ra bên ngoài.

    Rau diếp cá

    Rau diếp cá là thực phẩm có nhiều xenlulo hạ mỡ trong máu. Xenlulo là chất tạo cảm giác no bụng, giảm bớt hấp thu thức ăn vào cơ thể và loại bỏ cặn bã trong ruột ra bên ngoài, do đó, nó khử mỡ, hạ đường, phòng ngừa chứng u ở ruột. Thường xuyên ăn rau diếp cá có thể dự phòng cao huyết áp, mỡ cao trong máu.

    Cá hồi

    Cá hồi luôn nằm trong top đầu danh sách món ăn tốt cho đường máu và tim mạch. Trong cá hồi chỉ có 20mg cholesterol và chứa lượng lớn axit Omega 3 béo không bão hòa. Các chất này đều có tác dụng giảm 2 chỉ số cholesterol xấu và triglyceride. 2 chỉ số quan trọng gây nên các bệnh tim mạch và mỡ máu cao. Ngoài ra, việc ăn cá hồi còn giúp mạch máu tăng độ đàn hồi, dẻo dai hơn, nhất là người đang điều trị máu nhiễm mỡ.

    Trà sâm Nam núi Dành 

    Được tập đoàn Sâm Việt Nam nghiên cứu và phát triển sản phẩm trà sâm Nam kết hợp với trà hoa vàng làm tăng hiệu quả và công dụng của 2 loại thảo dược quý. Các hoạt chất hỗ trợ, bổ sung cho nhau giúp bảo vệ cải thiện sức khỏe nhanh chóng. Saponin trong sâm, một trong những chất có công dụng ngăn chặn & ức chế tế bào bệnh ung thư và hoạt chất EGCG trong hoa vàng cao hơn 200 lần so với Vitamin E, làm giảm lượng Cholesterol xấu, tăng Cholesterol tốt, ngăn ngừa lão hóa, kháng viêm. Sử dụng trà mỗi ngày để có hiệu quả tốt nhất.


     

     

     

     


    Share
    0
    +1
    0
    Tweet
    0

    Tin cùng chuyên mục

    Hotline tư vấn

     0858111222